NHỮNG BÀI
SUY NIỆM
o †V†
o
Phút
Cầu Nguyện Cuối Ngày (2)
(Những
Bài Suy Niệm và Cầu Nguyện Hằng Ngày
của
Đài Phát Thanh Chân Lư Á Châu
Radio
Veritas Asia)
Prepared
for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
===============================
Suy Niệm: 1
Một hôm, Đức Giáo
Hoàng Innocenté IX mời người bạn thân của ḿnh là
cha Bề Trên Tổng Quyền Ḍng Tên, lúc đó là cha Laudius Aquaviva,
vào pḥng riêng và chỉ cho cha một cái hộp nhỏ
để trên bàn làm việc của ḿnh và nói:
- Cha biết có ǵ trong
hộp này không? Trong đó có điều quí nhất. Cha hăy
mở ra xem.
Cha Aquaviva mở hộp ra
và cha rất ngạc nhiên khi nh́n thấy trong hộp một
xác người nhỏ xíu nằm ngay ngắn và giống
như Đức Giáo Hoàng. Cha đang phân vân không biết
tại sao, th́ Đức Innocenté IX tâm sự như sau:
- Này Cha, h́nh người
chết giống như tôi nằm trong hộp đó là
điều rất quí giá. Bởi v́ nó gợi lại cho tôi
nhớ đến lúc ḿnh sẽ phải chết. Và mỗi
lần tôi cần phải quyết định điều
ǵ quan trọng th́ sau khi đă cầu nguyện, xin ơn
Chúa soi sáng, tôi vào đây, mở hộp này ra, nhớ
đến giây phút tôi phải chết rồi mới
quyết định. Trước mọi quyết
định, tôi đều tự hỏi: "Nếu tôi
phải chết ngay trong lúc này th́ tôi sẽ phải
quyết định như thế nào". Chính v́ thế mà
chiếc hộp này rất qúi đối với tôi.
* * *
Quư vị và các bạn thân
mến,
Đó là bí quyết của
Đức Giáo Hoàng Innocenté IX. Hy vọng đó cũng là bí
quyết của mỗi tín hữu chúng ta. Không những chúng
ta chỉ đặt mọi quyết định của
ḿnh trong viễn tượng cái chết, nhưng c̣n
phải đi xa hơn. Là hăy đặt mọi quyết
định của ḿnh trong viễn tượng ánh sáng
của điều bên kia cái chết, của sự phục
sinh và của sự sống đời đời sau cái
chết.
Bài Phúc Âm theo thánh Gioan:
chương 11, từ câu 38 đến câu 44, kể lại
biến cố Chúa Giêsu cho Lazarô đă chết 3 ngày
được sống lại, chuẩn bị cho chúng ta suy
niệm về cái chết và sự sống lại của
Chúa Giêsu Kitô, nhưng cái chết và sự sống lại
của Chúa không phải chỉ là một hiện
tượng riêng rẽ trong lịch sử, mà là một
hiện tượng c̣n luôn trong lịch sử và liên hệ
đến cuộc đời mỗi người chúng ta
ngay ngày hôm nay. Chúa đă chết và sống lại
để mang ơn cứu chuộc cho chúng ta, để
mỗi người chúng ta được sống với
Ngài và sống đời đời.
Trong bài Phúc Âm nói về
phép lạ Chúa làm cho Lazarô sống lại cũng cho chúng ta
thấy: Chúa đă dùng cái chết của Lazarô để
mạc khải cho Maria, Martha và những người Do Thái
có mặt quanh đó về một sự thật căn
bản. Đó là sự sống đời đời: "Ta là
Sự Sống và là Sự Sống Lại. Ai tin Ta th́ dù có
chết cũng sẽ sống". Chúa dùng một thử
thách ở đây nói đến cái chết của Lazarô
để mạc khải cho Maria và Martha sự thật
căn bản này. Có thể trong cuộc đời chúng ta
cũng vậy. Chúa có thể dùng những đau khổ, những
bất hạnh để mạc khải cho chúng ta hoặc
làm cho chúng ta xác tín về một khía cạnh nào đó
cần thiết cho cuộc sống của ḿnh.
Mỗi người chúng
ta cần đặt một quyết định, cần
sống cuộc sống hiện tại của ḿnh theo ánh
sáng của cái chết và sự sống lại của Chúa
Giêsu Kitô, cũng như theo ánh sáng của cái chết và
sự sống lại đời đời của chính cá
nhân ḿnh. Chúng ta đă xác tín về sự thật này chưa?
Chúng ta hăy sẵn sàng chờ đợi dịp Chúa dùng
những biến cố nào đó xảy ra trong cuộc
đời để nhắc nhở cho chúng ta nhớ
lại sự thật này.
Trong biến cố Lazarô
được Phúc Âm Thánh Gioan ghi lại, chúng ta thấy
Chúa Giêsu đă làm phép lạ cho 3 người sống
lại. Chúng ta có thể nói vậy: Martha, Maria và Lazarô. Nhờ
lời tuyên xưng của Martha và Maria mà Lazarô tiếp theo
đó được Chúa cho sống lại. Tất cả
quy hướng chúng ta về điểm quan trọng
cuối cùng: Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật, Ngài
là Chúa, là chủ của sự sống. Và phép lạ Lazarô
sống lại chuẩn bị cho phép lạ lạ lùng
nhất là biến cố chính Chúa Giêsu sống lại, hoàn tất
công tŕnh cứu chuộc con người.
Lạy Chúa, xin ban ơn
soi sáng và thêm sức mạnh để trong cơn gian nan
thử thách, chúng con c̣n có thể nh́n thấy sự hiện
diện và hành động mạc khải của Chúa cho
chính cuộc sống của chúng con.
Lạy Chúa, xin hăy phán, này
con đang lắng nghe.
Lạy Chúa, con tin,
nhưng xin thêm đức tin cho chúng con. Amen.
~~~
o0o ~~~
Suy Niệm: 2
NGHĨA TRANG
Lẽ thường, ai ai
cũng sợ chết cả. Không phải bằng thể
lư nhưng bằng ư nghĩ, người ta t́m cách tránh né
những h́nh ảnh gợi nhớ về sự chết
như quan tài, ngôi mộ hay nghĩa trang… Bà con có niềm tin
th́ cứ vào dịp xuân về hay dịp kỵ giỗ
người thân, thựng đi tảo mộ. Kitô hữu,
cách riêng người Công giáo th́ có thêm một ngày đặc
biệt trong năm là ngày 02-11, ngày hướng ḷng về
những người đă khuất. Khác với bà con
lương dân hay anh em khác đạo, Kitô hữu quây
quần bên nhau tại các nghĩa trang quanh các ngôi mộ
với một bầu khí tưng bừng như lễ
hội.
Xin được chia sẻ một đôi tâm t́nh, đúng
hơn là một vài cảm nghiệm liên hệ đến
cái nơi được gọi là nghĩa trang. Nếu
được hỏi nghĩa trang là ǵ ? Ta dễ dàng
trả lời đó là nơi chôn cất người
chết. Văn vẻ hơn th́ nói đó là nơi yên
nghĩ của những người đă ra đi, đă
giả từ dương thế. Nếu chịu khó nghĩ
suy một chút th́ hai từ nghĩa trang c̣n gợi mở cho
ta nhiều điều sâu xa.
Từ “nghĩa” diễn tả những việc, những
điều hợp lẽ đạo. Chẳng hạn
“nghĩa tử, nghĩa tận” tức là những ǵ ta làm
cho người đă khuất là làm cho đến cùng
mới hợp lẽ đạo. Từ “nghĩa” c̣n
diễn tả sự kết hợp, sự nối liền
nhờ ân t́nh. Chẳng hạn nghĩa tử, nghĩa
phụ, nghĩa huynh, nghĩa đệ, nghĩa tế…
tức là nhờ ân t́nh mà nối kết nhau thành cha con, anh
em... Từ “trang” diễn tả nơi ở, nơi sinh
hoạt. Chẳng hạn “gia trang” là nơi ở, nơi
sinh hoạt của gia đinh, “nông trang” là nơi ở,
nơi sinh hoạt của nông dân…Ghép hai từ nghĩa trang
th́ ta có được khái niệm đó là nơi ở
của những người liên kết với nhau bằng
ân t́nh, một nơi ở hợp lẽ đạo.
“Sinh kư, tử quy” và “lá rụng về cội”. Chết là
đi về. Người đă khuất th́ sẽ về
một mối là về với cội nguồn.
Trước đây, khi c̣n sống, người ta có thể
khác nhau về tuổi tác, xa nhau về môi trường sống,
sinh hoạt, khác nhau về địa vị, công
việc…nhưng sau khi chết người ta
được gần kề nhau. Là linh mục, tu sĩ hay
giáo dân, người già hay trẻ bé, là đàn ông hay đàn
bà…tất thảy đều nằm bên nhau và với nhau,
không một chút tị hiềm hay cạnh tranh, không một
chút so sánh hay đôi co hơn thiệt. Khi c̣n sống, có
thể khác nhau huyết nhục, có thể khác nhau ngôn
ngữ hay màu da và cả khác nhau về chính kiến hay
niềm tin, người ta vẫn nằm kề bên nhau, có
khi lại nằm chồng lên nhau trong sự an b́nh, yên
tỉnh. Nghĩa trang là nơi ở của những
người được kết nối với nhau
bằng ân t́nh, hợp lẽ đạo là đạo làm
người.
Nhiều người với nhiều cái xưa khác nhau, nay
lại yên nghỉ trong cùng một mái nhà ân t́nh là nghĩa
trang, ít nhiều cũng nhắc nhớ chúng ta quy luật
của muôn đời, đúng hơn là quy luật của
Đấng Tạo thành đặt để trên phận
người là rồi đây ai cũng sẽ trở về
với nơi ḿnh phát xuất ra. Trong đức tin, chúng ta
tin nhận rằng mọi người, bất phân chính
kiến, màu da, quốc tịch hay niềm tin, thảy
đều phải ra tŕnh diện trước Đấng
Chí Tôn, Đấng Tạo Thành. Hết thảy mọi
người rồi sẽ trở về với cội
nguồn để trả lẽ về những ǵ ḿnh
đă sống trên cơi dương gian này. Và cái nơi hội
ngộ của ân t́nh là nghĩa trang cũng nhắc nhớ
chúng ta tiêu chuẩn căn bản mà chúng ta phải trả
lẽ trước Đấng Hoá Công đó là trái tim,
tấm ḷng của chúng ta đối với nhau khi ta c̣n
lữ thứ. Chúa Kitô đă minh nhiên nói lên sự thật
này trong dụ ngôn ngày phán xét chung ( x. Mt 25,31-46 ).
Cố nhạc sĩ họ Trịnh không chỉ cảm
nhận “ người chết nối linh thiêng vào
đời” mà c̣n đồng cảm với Kitô hữu chúng
ta rằng người chết nhắc nhớ ta hăy
sống với nhau cho có ân t́nh :“ Sống trong đời
sống, cần có một tấm ḷng, để làm ǵ, em
biết không ? Để gió cuốn đi…”, nghĩa là
để b́nh an, thanh thản mà đi đến nơi
mọi người sẽ đến là nghĩa trang,
căn nhà của ân t́nh. “ Nào, những kẻ Cha Ta chúc phúc,
hăy đến thừa hưởng Vương Quốc
đă dọn sẵn cho các ngươi từ tạo thiên lập
địa. V́ xưa Ta đói, các ngươi đă cho Ta
ăn; Ta khát. các ngươi đă cho Ta uống…” ( Mt 25,34 tt
).
Ha(`ng na(m va`o tha’ng 11 , Hội Thánh mẹ mở kho tàng ân phúc
của Chúa tạo dịp để các tín hữu mở
rông tấm ḷng hướng về người đă
khuất. Các nguồn ân đại xá hay tiểu xá dành cho
các linh hồn nơi luyện h́nh chính là những quà
tặng của ân t́nh. Trao cho người đă khuất, dù
chỉ là một món quà mọn cũng là vô giá, v́ các linh
hồn trong luyện h́nh giờ đây không thể làm
được ǵ cho bản thân. Mầu nhiệm Hội
Thánh thông công là một trong những mầu nhiệm
đẹp của t́nh yêu. Dù rằng Hội Thánh dạy
mỗi ngày chỉ có thể lănh nhận một ân xá dành chi
các linh hồn thế mà vẫn có đó h́nh ảnh nhiều
cụ ông, cụ bà hết vào Nhà Thờ cầu nguyện
lại ra nghĩa trang cầu nguyện. Có người
vừa bước ra khỏi Nhà thờ lại quay vào
để tiếp tục kiếm xin ân t́nh của Chúa mà
trao dâng cho các linh hồn. Nói đến các linh hồn th́ ít
ai tiếc xót công hay của. Nhiều người đang
nằm đó trong các nghĩa trang như một lời
mời gọi chúng ta hăy sống cho có ân t́nh không chỉ cho
chính họ mà cho cả chúng ta, những người đang
con trong kiếp lữ thứ gian trần.
~~~
o0o ~~~
Suy Niệm: 3
“T̀NH ĐĂ CHẾT,
NHỮNG MONG T̀NH SỐNG LẠI”
Khi biết ḷng
anh như đă chết
Mây thôi hồng mà lá cũng thôi xanh.
Mầu hoa tươi cũng héo
ở trên cành.
Và vũ trụ thấy một
mầu đen tối.
( dẫn nhập từ thơ Thâm
Tâm )
T́nh đă chết, nhưng tin
chắc t́nh anh sẽ sống lại. Sống lại
rồi, để tất cả sẽ vinh danh t́nh của
Cha. T́nh Chúa Cha, hôm nay được diễn bày thật rơ
nét nơi tŕnh thuật về anh La-da-rô. Có sự chết.
Có t́nh người sống lại.
Tŕnh thuật hôm nay, là Tin Mừng
về sự sống, nỗi chết và sự sống
lại. Qui tŕnh sống-chết, là qui tŕnh không ngừng
diễn tiến nơi mọi sinh vật, nơi trần
thế. Nơi con người. Với muông thú, cùng cỏ
cây.
Tŕnh thuật hôm nay, thánh Gio-an
viết khởi đầu bằng một khẩn báo, là:
La-za-rô, người anh của Mác-ta và Ma-ri-a, bạn
thiết thân với Đức Giê-su, nay đă mệt
nhiều. Nghe anh mệt nhiều, nhưng Đức Giê-su
vẫn cứ ngồi trầm tĩnh, rồi mới
giải thích: La-da-rô dù mệt nhiều, nhưng nào đă
đi dần vào cơi chết. Đây, là cơ hội
để vinh quang Chúa được tỏ bày nơi
mọi người. Vinh quang Chúa, nay thể hiện nơi
Người Con Thân yêu của Cha. V́ thế, dù thương
bạn đang mệt nhiều, Đức Giê-su vẫn b́nh
thản. Trầm tĩnh. Những hai ngày sau, Ngài mới dạy:
nào ta đi Giu-đê-a, đến thăm anh.
Thoạt nghe Ngài dạy bảo, các
môn đồ liền cảnh báo ngay về những nguy
hiểm, đang chờ Ngài. Đó là những đe doạ
ném đá. Đe dọa ném đá, là v́ các vị thủ
lĩnh tôn giáo cứ kích động người dân đi
Đạo nổi lên, quyết ám hại. Và đó cũng là
lúc, ta có được câu nói để đời, từ
Đức Chúa: “Phàm ai đi đứng vào lúc
ban ngày, ắt sẽ không bị vấp ngă. Có vấp
chăng, chỉ về đêm, khi không có ánh sáng ở
với ḿnh.” ( Ga 11, 9 – 10 ).
Bằng vào xác quyết này của
Ngài đă ám chỉ: nay đă đến thời của
sự sáng. Thời, mà mọi người không c̣n hăi
sợ, dù có đe doạ bị ném đá. Hẳn ta c̣n
nhớ, trước đó Đức Giê-su đă nhất
mực tỏ bày: “Giờ Ta chưa đến”. Ngài
tỏ bày nhiều lần, để mọi người
không c̣n thôi thúc Ngài ra tay, không đúng lúc. Nay đă
đến thời của sự sáng, tức: thời
của những đối đầu chung cục, khó mà
tránh. Và, Đức Chúa: “Thầy đi
đánh thức anh ấy đây !” ( Ga 11, 11 )
Ở đây nữa, cũng như dân thường, môn
đồ Chúa đă lẫn lộn giữa thức và
ngủ. Thức – ngủ, ở đời thường.
Thức - ngủ, tựa sự chết với sống
lại. Thế nên, Chúa nói tiếp: “La-za-rô
đă chết. Thầy mừng cho anh em, v́ Thầy không có
đó để anh em tin.” ( Ga 11, 14 – 15 ).
Thành thử, “nay đă đến thời
của sự sáng”, c̣n là xác định về
thời để “anh em tin”
!
Với niềm tin sẵn có, em
của La-da-rô là Mác-ta bèn thưa: “Có Thầy
ở đây, em con đă không chết !” (
Ga 11, 21 ). Lại nữa, cũng từ đây, hậu
duệ chúng ta lại có thêm xác quyết để
đời khác, từ Đức Chúa: “Thầy
là sự sống và sự sống lại. Ai tin Thầy, dù
có chết cũng sẽ được sống.”(
Ga 11, 25 ).
Trọng tâm Lời Chúa hôm nay,
nhằm vào nhận định kiên vững, Ngài vừa nói.
Kiên định và vững chắc đến độ,
nếu tiếp tục nghe, người người
đều hiểu rơ lập trường của
Đức Giê-su về sự chết và sự sống.
Với Ngài, sự sống nay đă vượt quá mộ
phần. Vượt cả lằn ranh sống – chết.
Bởi từ nay, sự sống mới đă
khởi đầu. Khởi đầu là khởi từ
thái độ sống đối với những ai
chấp nhận con Đường Ngài vạch ra.
Chấp nhận con đường
sống, là có được thái độ như Mác-ta: “Con
tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng
phải đến với thế gian” (
Ga 11, 26 ). Lời thân thưa của Mác-ta làm ta trở
về nhớ lại mặc khải Chúa ban cho nhiều
người, cả người nữ phụ thành Sa-ma-ri,
cho chí người hành khất mù ở Ga-li-lê, vào độ
trước. Mặc khải ấy, nay lại đă trao ban
cho anh em nhà La-da-rô, đại diện dân con của
Đức Chúa.
Và khi đó, Mác-ta đă nhận ra,
rằng:”Thầy đến rồi !” (
Ga 11: 28 ). Thầy đến rồi,
là lời tuyên tín xuất từ tiếng Hy Lạp “parousia”,
chỉ việc Đức Chúa quang lâm, nay
hiện diện. Với thánh Gio-an, Thầy
đến rồi ! và Thầy vẫn đang
hiện diện nơi sự sống không có kết
đoạn. Việc này, thực sự khởi sắc
từ lúc Đức Giê-su đi vào cuộc sống. Của
mọi người. Nghe câu nói đó, người chị
Ma-ri-a lại đă một lần nhắc khéo Đức
Chúa: ”Thưa Thầy, nếu Thầy có
ở đây, em con đă không chết !” (
Ga 11; 32 ).
Nghe đến đây, hẳn người
đọc nhận ra khía cạnh rất “người”
của Đức Giê-su, khi Ngài bật lên thành tiếng ḷng,
đầy thổn thức. “Thổn
thức trong ḷng và xao xuyến”, là ngôn
từ mà tŕnh thuật hôm nay muốn chứng tỏ:
Đức Giê-su, cũng như mọi người, Ngài
cũng biết sầu buồn. Cũng cảm thông
trước t́nh huống phàm trần của đàn con thân
yêu, khi có người thân thuộc vừa ra đi. Nghĩa
là, Ngài cũng cất bước đến mộ phần
người bạn thân La-da-rô, để làm cử chỉ
tỏ bày t́nh thân; và để thông truyền một sứ
điệp.
Nơi mộ phần đục sâu
những đá tảng, Đức Giê-su đă trấn an
thân thuộc người quá văng, bằng một khẳng
định: “Thầy há đă chẳng nói:
nếu chị tin, chị sẽ được thấy
vinh quang của Thiên Chúa sao ?” Và, sự
việc tiếp diễn là để mọi người
được thấy vinh quang Đức Chúa, ở
với Ngài.
Toàn bộ tŕnh thuật hôm nay,
cần đọc và hiểu như một ngụ ngôn Chúa
muốn kể: Đức Giê-su chính là Đức Ki-tô mà
mọi người trông đợi. Việc La-da-rô sống
lại từ cơi chết, không chỉ vực dậy thân xác
con người vừa chết đi, nhưng c̣n là biểu
trưng một cách hùng hồn về cuộc sống
mới. Cuộc sống, mà mọi dân con nhà Đạo có
lẽ sẽ từng trải. Là, khi tất cả
đặt ḿnh nơi quyền uy sức mạnh của
Đức Giê-su là Đức Chúa, Đấng Cứu
Độ chúng ta, mọi người sẽ trỗi
dậy từ việc chết đi cho những lầm
lỡ/lỗi phạm, để rồi đến với
sự sống, thấm nhuần t́nh yêu thương Thiên
Chúa.
La-da-rô bước khỏi mộ
phần, khiến ta nhớ lại lời lẽ Thánh Phao-lô
mô tả phép thanh tẩy thời Hội Thánh tiên khởi.
Vào thời đó, người chịu thanh tẩy
đều ở bên hồ, cởi bỏ lớp áo trên
người, bước sâu vào gịng nước,
tượng trưng chấp nhận chết đi cho
lỗi lầm ḿnh mắc phạm, thời đă qua.
Cũng giống như Đức Ki-tô Giê-su đi vào
với sự chết, mang theo Ngài là toàn bộ lỗi
phạm của ta. Để rồi, khi lên khỏi mặt
nước, ( ở đây, phản ảnh việc
Đức Giê-su rời bỏ mộ phần ), mặc áo
trinh trong tượng trưng cho cuộc sống mới, có
Chúa ở cùng.
Bằng vào tŕnh thuật hôm nay, Thánh
Gio-an đưa ta về với bối cảnh Nhiệm
Tích Lễ Vượt Qua. Dịp đó, ta cử hành
mừng kính t́nh yêu thương Chúa tỏ lộ cho ta, qua
mọi sầu buồn, đau khổ. Qua sự chết. Và
rồi, đạt sự sống lại của
Đức Chúa. Kể như thế, Thánh Gio-an cũng
đưa người đọc về với bối
cảnh trong đó các dự ṭng thời tiên khởi
chuẩn bị lĩnh nhận ơn thanh tẩy, đêm
Phục Sinh. Kể như thế, c̣n để giúp ta
chuẩn bị hầu khởi đầu cuộc sống
đích thực với ơn thanh tẩy, ta nhận lănh.
Trong thông cảm cuộc Vượt
Qua đầy thống khổ nhưng hy vọng, ta sẽ
hát lời ca ư nghĩa, sau đây:
Bây giờ tháng
mấy rồi hỡi anh ?
Em đi t́m mùa Xuân trên đời
Mùa đông chết đi, rồi
mùa xuân
Mắt ta đẹp trời sao
Cho t́nh ḿnh thương nhớ nhau
( Từ Công Phụng – Bây giờ tháng mấy )
Vâng. Đă chết rồi mùa Đông
đầy lỗi phạm, những giá băng. Để
rồi, ta đi vào mùa Xuân có thương, có nhớ. Nhớ
rằng: “t́nh đă chết những mong t́nh sống
lại”. Sống lại với Chúa. Với mọi
người.
Lm. PHAN ĐỖ THỤC LINH, Mai Tá từ Úc diễn dịch
~~~ o0o ~~~
Suy Niệm: 4
Khuynh hướng của con người
ở đời là ham sống sợ chết. Ai cũng
ước mong làm sao có thế kéo dài sự sống càng dài
càng tốt. Nhưng từ cổ chí kim, từ Đông chí
Tây nào có ai chế tạo ra được lọai
thuốc nào gọi được là trường sinh.
Đây chỉ là những giấc mơ trong huyền
thọai mà thôi. Con người chỉ có thể nhận ra
một thực tế là sự chết không trừ một
ai cả…
CÓ MỘT SỰ SỐNG BẤT TỬ
ĐỜI SAU : Đọc lại Tin Mừng chúng ta
như thấy có một cái ǵ thật gần gũi con
người, thật gắn bó với ước mơ
của con người như người phụ nữ
Samaria đă xin Chúa Giêsu cho bà thứ nước không bao
giờ khát nữa và bà cũng không phải tới giếng
để múc nước hằng ngày. Vị thuốc
bất tử con người mong t́m kiếm chúng ta có
thể nhận ra ngay trong bài Tin mừng hôm nay:” Chính
Thầy là sự sốn lại và là sự sống. Ai tin
vào Thầy, th́ dù đă chết cũng sẽ
được sống. Ai sống và tin vào Thầy sẽ
khôn bao giờ phải chết”( Ga 11, 25-26 ). Đây là
một thực tế, một chân lư, một niềm tin và
thật ra ít người nhận ra sự thật này.
Tại sao tin vào Chúa Giêsu Kitô sẽ có sự sống
đời đời. Tại sao tin vào Đức Giêsu Kitô
là đảm bảo cho sự sống đời
đời. Ở đây, có lẽ có người cho
rằng v́ Lagiarô thân thiết với Chúa Giêsu, nên Chúa cho anh
ta được sống lại ! Không, phép lạ xẩy
ra v́ ḷng tin sâu xa của Maria và Matta vào Đức Giêsu là “
Sự sống và sự sống lại “ ( Ga 25 ). Phép lạ
Chúa Giêsu làm cho Lagiarô chết chôn bốn ngày trong mồ
được sống lại, chính là niềm tin chuẩn
bị cho một phép lạ cả thể, phép lạ
lớn lao mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện nơi chính thân
xác Ngài . Chúa Giêsu như lời đă tiên báo trước
sẽ chết theo ư Thiên Chúa Cha, người ta sẽ chôn
Ngài nơi huyệt đá và sau ba ngày Ngài sẽ sống lại
vinh quang khải hoàn. Đạo công giáo là đạo t́nh
thường và tuần thánh giúp chúng ta hiểu rơ thế nào
là t́nh thương của Chúa, thế nào là việc Chúa làm
để cứu độ gian trần. Vâng, Chúa Giêsu
chết và sống lại để đưa con
người từ cơi chết trở về cơi sống, cơi
sống trường sinh, vĩnh hằng, đưa con
người từ nơi tạm bợ đến nơi
trường sinh bất tử. Đó là đức tin
của đạo công giáo, của những người theo
Chúa.
PHẢI QUA SỰ CHẾT MỚI
TỚI VINH QUANG: Thánh Phaolô đă viết :” Nếu
Đức Kitô đă không trỗi dậy, th́ ḷng tin của
anh em thật hăo huyền và anh em vẫn c̣n sống trong
tội lỗi của ḿnh”( 1 Co 15, 17 ). Niềm tin đ̣i
buộc con người phải sống tự hiến
như Chúa. Chúa đă nói:” Không có t́nh yêu nào cao vời
bằng t́nh yêu của người hiến mạng sống
v́ người ḿnh yêu”( Ga 15, 13 ). Đó là t́nh yêu của
một con người tự hiến, một con
người dám bỏ tất cả mọi sự
để cứu lấy người khác. T́nh yêu tự
hiến là t́nh yêu vô vị lợi, t́nh yêu xả kỷ, t́nh
yêu hy sinh cho người ḿnh yêu. Người Kitô hữu tin
vào sự chết và sự sống lại, chính là tin vào
một con người đă tự hiến, đă hy sinh cho
người ḿnh yêu. Tin vào sự chết và sự sống
lại, chính là sống như con người đă tự
hiến và hoàn toàn xả kỷ v́ người ḿnh yêu. Tin vào
Đức Giêsu Kitô sống lại chính là cùng với ngài
gánh tội lỗi cho người khác để đi vào
cơi phục sinh với Ngài. Người phục nữ
Samaria bên thành giếng Giacóp đă được Chúa cho
biết tất cả dĩ văng, hiện tại của
đời bà. Nhưng cuộc đời bà đă thay
đổi tất cả khi Chúa mở mắt và ban ḷng tin
cho bà. Tin Đức Giêsu là sự sống lại, chính là
chết đi cho những ǵ là tạm bợ, những ǵ là
mau qua để chỉ tin vào sự vĩnh củu và
bất tử của Đấng là Đường, là
Sự Thật và là Sự sống. Không thể có một
lọai thuốc trường sinh nào ở trần gian này
được v́ nếu có những người giầu
sang, lắm tiền sẽ sống nhởn nhơ và
trường sinh ở trần gian này. Chúa đă yêu
thương Lagiarô :” Đức Giêsu liền khóc”( Ga 11, 35 ).
Điều này diễn tả con người hoàn toàn
người của Chúa Giêsu. Ngài yêu thương con
người với tất cả con người của
Ngài và khi làm cho Lagiarô sống lại từ cơi chết. Chúa
muốn bầy tỏ con người c̣n đời sau và
sự sống vĩnh cửu mới quan trọng. Ham
sống vẫn là khuynh hướng của con người,
nhưng sống vĩnh cửu mới là điều quí
nhất.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban long tin cho chúng con
để chúng con tin vào t́nh yêu của Chúa và đặt
niềm tin vào sự sống vĩnh cửu mai sau. Amen.
~~~ o0o ~~~
Suy Niệm: 5
Sống là
một hồng ân. Chỉ khi nào mất mát hay
bị đe dọa, sự sống mới nổi rơ như
một giá trị lớn lao. Hôm nay Đức Giêsu
sẽ mạc khải tất cả giá trị đích
thực của sự sống trong tương quan với
Thiên Chúa.
NGUỒN
SỐNG.
Khi c̣n tại
thế, Đức Giêsu sống giữa những
tương quan khác nhau. Trong các tương quan, có
lẽ Người gắn bó với gia đ́nh Maria và Matta
sâu đậm nhất. Sâu đậm
đến nỗi đứng trước các chết
của Lazarô, “Đức Giêsu thổn thức trong ḷng và xao
xuyến.” (Ga 11:33) và “Đức Giêsu liền khóc.” (Ga
11:35) Tuy nhiên, Người không bị t́nh cảm
đè bẹp trong nỗi thất vọng. Người
vẫn tin tưởng tuyệt đối vào t́nh yêu Thiên
Chúa. Trái lại, chị em Matta đă không ḱm
chế nổi cơn thất vọng, mặc dù vẫn tin
tưởng nơi Đức Giêsu. Cả hai
đều nhất trí : “Thưa Thầy, nếu Thầy
ở đây, em con đă không chết.” (Ga 11:21,
32) Nhưng v́ thực tế quá bi đát, hai cô
không dám xin Thầy làm phép lạ và cũng không dám tin
Thầy sẽ trổ tài trong trường hợp
đặc biệt này. Đó là lư do tại sao cô
Matta nói : “ Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ
chết sống lại trong ngày sau hết,” (Ga 11:24) ngay sau
khi Đức Giêsu đă quả quyết : “Em chị sẽ
sống lại !” ( Ga 11:23) Đức Giêsu và
cô Matta đều dùng chữ “sẽ”. Nhưng cô
hiểu Lazarô sẽ sống lại trong thời cánh
chung. C̣n Đức Giêsu muốn cho cô và mọi
người thấy tương lai không quá xa như
thế. Lời hứa sẽ được
thực hiện ngay lúc này. Nói khác, Người muốn
cho mọi người thấy Tin Mừng luôn mang chiều
kích “hôm nay”.
Vượt
ngoài sức tưởng tượng, hai cô kinh ngạc
trước việc Đức Giêsu trả lại Lazarô cho
gia đ́nh và xóm làng. Từ t́nh trạng tuyệt
vọng, hai cô đă nhận lại tất cả những
ǵ đă mất. C̣n niềm vui nào lớn hơn
? Niềm vui phát xuất từ niềm
tin nơi Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hằng
sống. Trước khi truyền cho anh Lazarô
ra khỏi mồ, Đức Giêsu đă sốt sắng
hướng về Chúa Cha như nguồn động
lực khiến Người có thể quyết liệt hành
động. Tin Mừng thuật lại khi đó
“Đức Giêsu ngước mắt lên và nói : ‘Lạy Cha,
con cảm tạ Cha, v́ Cha đă nhậm lời con.
Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con,
nhưng v́ dân chúng đứng quanh đây, nên con đă nói
để họ tin là Cha đă sai con.’” (Ga 11:41)
Từ xác tín về t́nh yêu và sứ mạng Chúa Cha trao phó,
Đức Giêsu đă mạnh dạn “kêu lớn tiếng :
‘Anh Lazarô, hăy ra khỏi mồ!’” (Ga 11:43) Lời Chúa hoàn
toàn ứng nghiệm từng nét từng chữ.
Làm sao
lời Chúa có sức mạnh truyền tử thần
phải buông tha con người ? Đúng là t́nh yêu
mạnh hơn sự chết ! Lời Thiên Chúa
đă giải thoát anh Lazarô khỏi ách tử
thần. Những khăn vải trên người anh
cũng đủ diễn tả cảnh gông cùm anh vừa
trải qua. Đức Giêsu muốn giải thoát
anh hoàn toàn. Thế nên, Người nói với
những người chung quanh : “Cởi khăn và vải
cho anh ấy, rồi để anh ấy đi.” (Ga 11:44)
Đức Giêsu
đă đưa anh trở về cuộc sống b́nh
thường. Anh sung sướng vô cùng khi nh́n
lại các chị và những người hàng xóm.
Hơn ai hết, anh thấy sự sống như một
hồng ân Thiên Chúa. Hồng ân đó hoàn toàn là
dấu chỉ của ḷng Chúa thương xót.
Nhưng đồng thời, đó cũng là kết quả
của niềm tin “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa,
Đấng phải đến thế gian” (Ga 11:27)
“để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa.” (Ga 11:4)
Cô Matta đă tuyên xưng như
thế. Cô đạt tới tột đỉnh
niềm tin. Tuy thế, theo phản ứng
tự nhiên, cô vẫn ái ngại trước
lời Thầy đề nghị di chuyển phiến
đá lấp cửa mồ (x. Ga
11:39) Khi anh Lazarô sống lại, cô
đă “thấy được vinh quang của Thiên Chúa” (Ga
11:40) nơi sức mạnh Lời Chúa.
Đúng như Chúa đă phán với Matta : “Ai tin vào
Thầy, th́ dù đă chết, cũng sẽ được
sống.” (Ga 11:25) Lazarô đă trở thành
chứng nhân sống động nhất cho “trung tâm của
niềm tin Kitô giáo” (Dictionary of Fundamental Theology 1995:311) :
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống.”
(Ga 11:25)
SỰ SỐNG :
MỘT GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI.
Sự
sống là một giá trị tuyệt vời và cao cả
nhất trên mặt đất. Nhưng giá trị
đó đang tiêu trầm và băng hoại.
Những nhóm người ủng hộ phá thai,
đồng tính luyến ái đang hoạt động
khắp nơi để chống lại con
người. Liên hiệp Kế Hoạch Hóa Gia
Đ́nh Hoa Kỳ đă giết 197,070 trẻ chưa sinh
năm 2000, tăng 7.8 phần trăm so với năm
1999. Càng ngày Liên Hiệp càng có nhiều
phương tiện tài chánh thực hiện việc phá
hủy sự sống con người. Báo cáo tài chánh
năm 2001 tổng cộng Liên Hiệp chi tiêu 672.6 triệu
Mỹ kim. Trong đó 28 phần trăm do tư nhân
đóng góp, chính phủ 30 phần trăm. Ông Douglas
R. Scott, Chủ tịch Hội Quốc Tế Quyết
Định Pḥ Sự sống, đă kêu gọi Liên hiệp
Kế Hoạch Hóa Gia Đ́nh Hoa Kỳ chấm dứt
“việc gia tăng khủng bố các trẻ chưa sinh.”
(CWNews 12/03/02) Mặc dù rất nhiều
phương tiện ngừa thai đă tung ra, nạn phá thai
vẫn không giảm bớt. Vấn đề
kế hoạch hóa gia đ́nh ngày càng thêm tồi
tệ. Một giải pháp nông cạn không thể
giải quyết vấn đề. Xă hội
sẽ không bao giờ có được giải pháp tốt
đẹp nếu không t́m cách bảo vệ sự sống
như một giá trị tuyệt đối.
Tuyệt đối v́ nguồn gốc và cứu cánh sự
sống là Thiên Chúa. Nhất là, v́ đă
được phục hồi trong Đức Giêsu Kitô, nên
sự sống trở thành vô giá.
Để
phục hồi sự sống, cần phải đặt
tất cả niềm tin nơi Đức
Kitô. Thật vậy, chỉ Đức Giêsu
mới “là sự sống lại và là sự sống” !
Không thể t́m được năng lực phục
hồi sự sống nơi nào khác. Kết
hiệp với nguồn mạch sự sống này, con
người sẽ có khả năng hoạt động
hữu hiệu. Quả thế, “chỉ những
người cầu nguyện mới có thể là tác giả
những hoạt động xă hội và tông đồ
hiệu lực. Ước chi Thánh Thể,
nguồn mạch bất tận phát xuất sự hiệp
thông và quyết tâm tông đồ, luôn nằm tại trung tâm
mọi sự.” (ĐGH Gioan Phaolô II, Zenit, 08/03/2002)
Không kết hiệp với Đức Giêsu trong
Thánh Thể, chắc chắn ĐGH đă không thể có
tiếng nói mạnh mẽ thế giới như hôm
nay. Thánh Thể là nguyên nhân hiệp nhất toàn
thể nhân loại. Chính khi kết hiệp với
“sự sống lại và sự sống” đó, con
người mới hiểu được giá trị
sự sống và t́m được đường lối
phục hồi những giá trị và liên kết những
khác biệt trong sinh hoạt nhân loại.
Đó là một
niềm tin đích thực của Kitô hữu.
“Niềm tin tôn giáo đích thực là một nguồn
suối bất tận đem lại sự kính trọng
lẫn nhau và sự ḥa hợp giữa các dân tộc;
thực vậy, đó là chủ lực chống lại
bạo động và xung đột.” (ĐGH Gioan Phaolô II,
Zenit 11/03/2002) Nếu con người không t́m cách nào
đối thoại với anh em đồng loại, nhân
loại sẽ bị tiêu diệt. Quả thực,
“cuộc đối thoại giua các tôn giáo và các nền
văn hóa là một phần cốt yếu trong tiến tŕnh
t́m kiếm ḥa b́nh.” (ĐGH Gioan Phaolô II, Zenit
11/03/2002) Mặc dù ḥa b́nh nhân loại luôn bị
đe dọa, nhưng vẫn có “những dấu chỉ
niềm hi vọng đích thực” (ĐGH Gioan Phaolô II, Zenit
11/03/2002) trong các cuộc đối thoại văn hóa
và tôn giáo đó đây. Các cuộc đối
thoại đó nhằm khám phá “những con đường
thực hành cổ động sự hiểu biết
giữa các dân tộc và tạo lập nền tảng
đối đầu với những vấn đề
đang đè nặng gia đ́nh nhân loại vào lúc khởi
đầu kỷ nguyên này.” (ĐGH Gioan Phaolô II, Zenit
11/03/2002)
Hi vọng
đă vươn lên với tinh thần con
người. “A’nh sáng muôn dân” sẽ giải thoát
nhân loại khỏi những chế độ hà khắc,
bất công, ích kỷ và đầy thành kiến nặng
nề. Tương quan nhân loại sẽ tràn ngập
niềm vui và hi vọng khi mọi người đều
sống niềm tin đích thực của ḿnh. Riêng
Kitô hữu luôn xác tín “sống là Đức
Kitô”. Chỉ Đức Kitô mới đem
lại sự sống đích thực cho nhân loại mà thôi
!
Lm.
Giuse Đỗ Vân Lực, OP
.