15 Suy Niệm Mới
|
Suy Niệm Kinh Mân Côi Trong mầu nhiệm này, chúng ta có thể suy ngắm về quang cảnh truyền tin khi tổng lãnh Gabriel hiện đến cùng Đức Mẹ và loan báo chương trình cứu chuộc nhân loại của Cha trên trời. Chúng ta có thể nghĩ tới lời Đức Mẹ đáp lại và cuộc đàm thoại giữa Đức Mẹ và Sứ thần. Sau hết, khi Đức Mẹ hiểu rõ chương trình của Chúa Cha, Đức Mẹ đã hoàn toàn hiến thân theo ý Chúa. Mẹ đã phó thác trọn vẹn tâm trí, linh hồn và thân xác để Chúa Thánh Thần hoạt động. Chúa Thánh Thần đã tạo dựng Chúa Kitô trong Mẹ, và chính từ giây phút đó Mẹ không những trở nên Mẹ mà lại là tôi tớ của Chúa. Cũng thế trong khi suy ngắm, chúng ta có thể phó thác mặc Chúa Thánh Thần hành động để Người có thể làm nên Chúa Kitô trong mình chúng ta. Chúng ta chân nhận Chúa Kitô là Chúa và là Đấng cứu chuộc chúng. Chúng ta hoàn toàn hiến thân phụng sự Chúa và để Chúa làm với chúng ta những gì Chúa muốn. Đó là chúng ta tận hiến toàn thân cho Chúa. Thánh Giuse cũng dấn thân và dâng trót cuộc sống để phụng sự Chúa. Chúng ta hãy xin Mẹ và Thánh Cả Giuse giúp chúng ta sống cuộc đời dấn thân như ý Chúa muốn. Chúng ta có thể liên tưởng tới sự vội vã của Mẹ Maria vượt qua miền đồi núi chừng 104 dặm để thăm viếng bà Isave chị họ mình. Chúng ta có thể suy ngắm về sự kiện khi bà Isave nhận ra Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bà liền cất tiếng, "Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa tới viếng thăm." Trong đời sống chúng ta, mỗi khi Mẹ Maria tới viếng thăm, Mẹ luôn mang Chúa Giêsu với Mẹ, để giống như Thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta được gặp gỡ Chúa Giêsu và được đầy tràn Chúa Thánh Linh. Chúng ta cũng nhận thức được Mẹ Maria đã chu toàn sứ mạng và lời tiên tri khi Jacariah nói về con trẻ sinh ra bởi Isave sẽ được đầy tràn Chúa Thánh Thần ngay trong lòng Mẹ mình. Thực thế, Thánh trẻ Gioan đã được đầy tràn ân phúc Thánh Linh và đã diễn tả ơn phúc đó qua việc nhảy mừng. Chúng ta có thể cầu nguyện để ơn phúc đó qua việc nhảy mừng. Chúng ta có thể cầu nguyện để ơn phúc đó được thể hiện trong đời sống tinh thần của chúng ta. Trong mầu nhiệm Mẹ Thăm Viếng này, chúng ta có thể cầu nguyện để Mẹ có thể đến một cách đều đặn trong tâm hồn hết mọi kitô hữu, để họ có thể gặp gỡ Chúa Kitô, được tràn đầy ơn phúc Thánh Linh để nhận biết những gì đã được thực hiện nơi tâm hồn họ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, và thánh tẩy một cách thực sự trong Thánh Linh. Điều đó giúp chúng ta nhận thức được rằng không có gì cần thiết ngoài bí tích thánh tẩy. Và điều cần thiết đó là sự nhận biết những gì thực sự đã được thể hiện khi chúng ta được thánh tẩy bằng nước trong Ba Ngôi Thiên Chúa Cha, Con, và Thánh Thần. Trong mầu nhiệm này, chúng ta có thể liên tưởng về những biến cố lịch sử chung quanh mầu nhiệm giáng trần của Chúa Giêsu. Một cuộc du hành về Bê Linh, với quãng đường 109 dặm nhọc mệt để khai sổ nhân dinh, sự vất vả kiếm tìm một nơi trú ngụ nơi hàng quán, một sự sản sinh trong hang bò lừa, sự thờ lạy của các mục đồng và các nhà bác học. Trong đời sống chúng ta, chúng ta có thể cầu nguyện cho những công việc truyền giáo và rao truyền Phúc âm, để qua những công việc của các tông đồ, Chúa Kitô được đản sinh trong tâm trí, linh hồn của nhân loại. Trong cách thức đó, Chúa Kitô được sản sinh và tái sinh nhiều lần. Và như vậy, những ai tham dự vào sứ mạng loan truyền tin mừng tới mọi người được thực sự là Mẹ Chúa Kitô. Chúa Giêsu phán, "Ai làm theo ý Cha ta là Mẹ ta, anh em ta và Chị em ta." Và như vậy tất cả những ai xây dựng nước Thiên Chúa trên trần gian đều là làm theo ý muốn của Thiên Chúa Cha. Một lần nữa, chúng ta có thể liên tưởng tới biến cố lịch sử, khi Mẹ Maria và thánh Cả trao ban Chúa Giêsu cho các tâm hồn, trong việc thanh tẩy và hiến dâng con đầu lòng theo luật người Do thái. Chúng ta có thể nghĩ về cuộc gặp gỡ với cụ già Simeon và những lời ông tiên đóan về con trẻ và Mẹ Thánh. Simeon đã được Thánh Linh tiên báo là sẽ không lìa đời trước khi được xem thấy Đấng Cứu Thế. Được Thánh Linh thúc đẩy, ông vào đền thờ, và đã gặp Mẹ Maria, và thánh Giuse. Ông nhận ngay ra con trẻ Giêsu là Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế. Ông ẵm con trẻ vào lòng và nói, "Giờ đây xin cho tôi tới Chúa ra đi bằng yên, vì mắt tôi đã được nhìn xem vinh quang của Israel. Con trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người được cứu rỗi, và vấp phạm. Và Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà. Hằng ngày, trong mỗi giây phút, chúng ta có thể liên kết chúng ta với mỗi thánh lễ được hiến dâng. Chúng ta có thể dâng tình yêu, lòng tôn kính, sự thờ lạy, và lời cảm tạ về những ơn phúc chúng ta đã lãnh nhận để đền bù tội lỗi của chúng ta và của cả nhân lọai. Tất cả mọi việc trong nhiệm thể Chúa Kitô có thể được dâng lên qua Mẹ Maria tới Chúa Giêsu, và với Chúa Giêsu tới Chúa Cha trong Thánh Linh. Trong cũng một thể cách ấy, chúng ta không bao giờ cầu nguyện một mình, nhưng cầu nguyện trong sự thông hiệp với luyện ngục, và với mọi người trên trần gian. Và cũng cùng một cách đó, chúng ta hiến dâng mọi việc với Chúa Giêsu vị Thượng Tế lên Đức Chúa Cha trong mọi hiến lễ hằng ngày. Mỗi ngày có chừng 400,000 thánh lễ được hiến dâng. Vì vậy, khi chúng ta hiến dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa, lời cầu nguyện đó sẽ thúc đẩy chúng ta tới tình yêu nhân loại và sẵn sàng giúp đáp những nhu cầu của đồng loại. 5. Mầu nhiệm Chúa lạc trong đền thờ Chúa Giêsu ở lại trong đền thờ, Mẹ Maria và Thánh Cả không hay biết. Sau cùng nhận ra sự vắng mặt của Ngài, hai Người trở lại Gia Liêm tìm kiếm Chúa Giêsu và tìm thấy người trong đền thánh. Mẹ Maria buồn bã nói với Ngài, "Con không biét rằng này Cha con và Mẹ con đang vất vả tìm con?" Chúa Giêsu đáp lại, "Cha Mẹ không biết con phải làm việc của Cha con sao?" Ngài đã liên kết ý muốn của Ngài với Cha trên trời. Trong đền thánh, Chúa Giêsu không làm gì khác ngoài việc giảng giải cho các thượng tế và luật sĩ. Họ lắng nghe lời Ngài và ngạc nhiên về trí thông minh và sự hiểu biết của Ngài. Sau cùng Ngài theo Cha Mẹ trở về Nazareth và vâng phục hai Đấng. Mặc dầu Cha Mẹ Ngài đã không hiểu lời Ngài nói, nhưng chắc chắn lời Ngài đã là một ấn tượng mới mẻ và xâu xa trên Cha Mẹ Ngài về vai trò của Ngài. Trong Chúa Giêsu, đức tin của hai đấng đã được đổi mới và được liên kết với Ngài. Trong mầu nhiệm này, chúng ta có thể nguyện cho những tâm hồn, vì tội lỗi đã lìa xa Thiên Chúa. Trong thế giới hiện tại, tội lỗi đã chiếm phần ưu thắng, nhưng như người con phung phá, chúng ta hãy mở rộng tầm mắt, và tâm hồn để suy ngắm về tội lỗi, mà một phần nào đã làm tổn thương tới tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tộn nhân được mau mắn chỗi dậy, trở về nhà Cha và thân thưa với Người "Lạy Cha, con đã xúc phạm tới Cha và Anh em, con không đáng gọi là con của Cha nữa." Ước chi chúng ta tìm được Thiên Chúa trong nhà Cha. Ngài đang âm thầm đợi chờ chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Mỗi người chúng ta hãy kiếm tìm sức mạnh và lòng can đảm nơi sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể, để nhận lãnh món quà tình yêu - Bí tích xá giải. Ước chi mỗi người chúng ta khi bị xa lầy trong tội lỗi được ơn tái sinh, và những ai bị tổn thương vì tội lỗi được chữa lành và trở nên thánh thiện, nhờ bí tích hòa giải thánh thiện đó.
Mầu nhiệm mùa thương 1. Chúa Kitô hấp hối trong vườn cây dầu Trước khi suy ngắm về mầu nhiệm này, chúng ta hãy suy ngắm về những việc xẩy ra trong nhà tiệc ly khi Chúa Kitô dùng bữa tối sau hết với các môn đệ. Trong nhà tiệc ly, Chúa đã dâng Thánh Lễ đầu tiên, đã lập Phép Thánh Thể, truyền chức linh mục cho các tông đồ, và dạy các ngài làm điều Chúa đã làm. Chúa đã cầu nguyện cho những người theo Chúa được hợp nhất và cho Giáo hội qua các thời đại cho đến tận thế, rồi Chúa đi tới vườn cây dầu, nơi đây Chúa xin Chúa Cha cho Chúa khỏi uống chén đắng, nhưng xin theo ý Chúa Cha chứ không theo ý riêng Người. Chúa đã chịu một mình cơn hấp hối kinh hoàng đó đến nỗi Người đã mướt mồ hôi máu vì sợ hãi, cô đơn và bị hất hủi. Nỗi đau khổ trong tâm trí Chúa vượt xa những đau thương bên ngoài. Chúa đã xin các tông đồ cầu nguyện và tỉnh thức với Người chỉ một giờ thôi, nhưng các Ngài đều ngủ mê. Chúng ta hãy nhìn xem Chúa bị phản bội, bị bắt và rồi bị tống ngục. Trong khi suy ngắm mầu nhiệm này, chúng ta hãy xin cho được lòng can đảm, mạnh mẽ và ơn thánh để làm theo ý Chúa Cha. Chúng ta hãy xin Chúa Giêsu giúp chúng ta thực hiện điểm này như Người đã làm. Vậy ý chỉ trước hết của mầu nhiệm này là xin cho được hiểu biết và tuân theo thánh ý Chúa Cha ngự trên trời. 2. Chúa Kitô chịu trói vào cột đá Thân xác Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã bị lính Lamã đánh đập không chút thương hại. Họ đánh nát thân xác Chúa từ đầu đến chân đến nỗi coi như Chúa đã trở nên một vũng máu nhơ nhớp. Những đau khổ của Chúa đã diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn, chỉ trong một ngày của cuộc đời Chúa. Nhưng chúng ta biết Chúa đã nhìn thấy những đau thương đó trước trong tâm trí Người, đến nỗi chúng ta không thể đo lường được sự lớn lao của những đâu khổ bên trong của Người. Chúa đã mong ước giờ đau thương này để ban sức sống của Chúa cho chúng ta, dù Chúa đã cảm thấy sức yếu đuối trong vườn cây dầu. Ngày nay Chúa Kitô vẫn còn chịu đau khổ trong Nhiệm thể, trong các chi thể Chúa tức là những người theo Chúa. Chúng ta thấy đau thương diễn ra khắp nơi, nhân loại đau khổ bên trong cũng như bên ngoài. Đó là nỗi đau thưăong của Chúa Kitô. Chúng ta hãy cầu xin để uy quyền Chúa đến cứu chữu những người đau khổ, và phúc lành Chúa xuống trên họ. Khi nghĩ đến đau khổ của chính Chúa Kitô cũng như các kitô khác, chớ chi chsung ta sẵn sàng làm nhẹ bớt những đau khổ đó bằng việc thông cảm ủi an, thí dụ tỏ ra một cử chỉ âu yếm, một lời nói khích lệ, một hành động bác ái trong khi tiếp xúc với những người đau khổ tâm hồn và thể xác. Sau khi Chúa chịu đánh đòn, lý hình đặt một triều thiên gai nhọn trên đầu Chúa và quàng cho Chúa một áo đỏ. Philatô đưa Chúa ra trước mặt dân chúng và nói, "Đây là người", hy vọng dân chúng động lòng trắc ẩn và mến thương. Nhưng họ lại xin đóng đanh Chúa vào Thập giá. Chúng ta hãy tưởng đến Chúa Kitô đang đứng trước một lũ đông cuồng loạn, tức giận. Chúng ta cũng nghĩ đến Chúa Kitô đang đứng trước mặt chúng ta hôm nay trong người anh em chúng ta đang mất tự do và nhân phẩm. Chúng ta hãy nghĩ đến những anh chị em đang bị giam trong các trại cải huấn ở các nước cộng sản, hay bất cứ nước nào trên thế giới. Chúng ta hãy cầu xin cho họ để nhân quyền, nhân phẩm và tự do được trả lại cho họ. Chúng ta cũng phải cầu nguyện cho những anh chị em chưa được may mắn chào đời nhưng đã bị giết vì phá thai. Phá thai là một tội sát nhân. Chúng ta hãy cầu xin để quyền sống của con người được tôn trọng. 4. Chúa Kitô vác Thánh giá lên núi sọ Chúng ta hãy cùng Chúa Kitô đi đàng Tháng giá trong khi bị suy ngắm mầu nhiệm này. Chúng ta hãy nhìn Chúa ẵm cây Thánh giá một cách thiết tha âu yếm. Chúa đang khởi sự cuộc hành trình lên núi sọ. Chúa ngã xuống đất dưới sức nặng của Thánh giá, Chúa bị xỉ vả, chê cười. Chúa gặp Mẹ Thánh Chúa. Cuộc gặp gỡ bi thảm này phải cảm kích mọi trái tim chúng ta cả những con tim cứng rắn nhất. Chúng ta hãy chia sẻ những đau thương của Chúa và Mẹ trên đường Thánh giá Chúa. Chúng ta hãy nhìn ông Simong đang bị ép buộc vác đỡ Thánh giá Chúa. Chúng ta hãy suy ngắm lòng can đảm của bà Veronica đang cố gắng làm nhẹ bớt nỗi đau khổ của Chúa và Chúa đã thưởng bà. Chúng ta hãy nhìn ngắm Chúa lại ngã thêm lần nữa, nhưng vẫn gượng dạy và tiếp tục vác Thánh giá. Chúa gặp những người phụ nữ khóc thương Chúa, nhưng Chúa nói họ hãy khóc thương con cái họ. Chúa ngã lần thứ ba và hầu như không còn sức chỗi dậy. Chúa bị lột hết áo mặc, bị đóng đanh vào Thánh giá, và trên Thánh giá Chúa hấp hối lần chót. Ngược lại với quân lính Lamã, chúng ta hãy phụng sự Chúa Kitô bằng cách giúp đỡ anh chị em vác thập giá họ. Chúng ta hãy trở nên nguồn vui và khích lệ họ. Nếu chính chúng ta đang phải vác thập giá, chsung ta hãy vác với lòng yêu mến, kiên tâm và sẵn sàng. Vì chúng ta là những kitô thứ hai, chúng ta hãy vui vẻ đón nhận anh chị em muốn giúp đỡ chúng ta vác thập giá. Chúng ta hãy để cho họ có dịp phụng sự Chúa Kitô trong chúng ta. Chúng ta hãy cầu cho các linh mục, tu sĩ nam nữ để họ trung thành với ơn gọi và dấn thân làm chứng nhân cho Chúa Giêsu Kitô. 5. Chúa Kitô chịu tử hình trên Thánh giá Trong mầu nhiệm này, chúng ta hãy suy ngắm về những lời sau cùng của Chúa khi hấp hối trên Thánh giá. Khi Chúa tắt thở, màn trong Đền thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Điều này chứng tỏ không còn việc tôn thờ nơi cực thánh như đã có trong Cựu ước, đồng thời khởi điểm Tân ước, và từ đây cho tới ngày tận thế, hy lễ mới được hiến dâng dưới hình thức không đẫm máu. Tân ước này được hoàn hảo qua bữc tiệc hy tế và nhiệm tích, tức là phụng vụ Thánh Thể. Nhờ cuộc tử nạn và đau thương của Chúa Kitô trên Thánh giá, chúng ta được bảo đảm cứu chuộc khi chúng ta muốn làm phần tử lãnh ơn cứu độ. Cùng với Chúa Kitô, Linh Mục thượng phẩm và toàn thể Giáo hội, chúng ta hãy dâng tất cả lên Chúa Cha trong sự hợp nhất với Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và mỗi vị Giám Mục trên thế giới trong mầu nhiệm Mân Côi này, vì thật sự các đấng đang bị đóng đinh với Chúa. Thật là khổ tâm cho Vị đại diện Chúa Kitô và đấng kế vị các tông đồ trong thời đại hiện nay vì những xỉ nhục, hiểu lầm và bất phục tùng đối với các đấng. Chúng ta hãy bắt chước một số ít người đứng dưới chân Thánh giá yên ủi Chúa, mang đến cho các Vị chăn chiên lòng hăng hái, an vui thi hành sứ mạng Chúa đã trao phó cho các ngài. Mầu nhiệm mùa mừng Trong mầu nhiệm này chúng ta suy Chúa sống lại trong thân xác phục sinh, thiêng liêng vinh hiển. Khi sống lại, xác phàm hay hư nát chúng ta cũng được trở nên giống thân xác phục sinh của Chúa. Khi đó tội lỗi không dự phần gì với ta nữa. Chúng ta sẽ không còn chết, không phải chiến đầu với Satan nữa. Chúng ta hãy suy về các lần Chúa hiện ra, và lý do Chúa hiện ra với nhiều người, nhát là với 2 môn đệ trên đường đi Emmaus. Lần hiện ra với các tông đồ tại nhà tiẹc ly Chúa đã trao cho các ông quyền tha thội qua Bí tích xá giải. Cũng tại đây Chúa đã hiện ra và hỏi Thánh Phêrô, "Con có mến Thầy không?", rồi tha tội cho ông, hồi phục ông vào chức đại diện Chúa Kitô dưới thế như trước. Chúng ta hãy càu cho các linh hồn luyện tội được vui hưởng cuộc khải hòan của Chúa Phục Sinh. Chúng ta hãy cầu cho họ được giải thoát để được kết hợp cùng Chúa muôn đời trên thiên đàng. Khi tin vào Chúa Kitô, khi tuân hành thánh ý Chúa Cha, chúng ta sẽ được cứu rỗi. Tuy nhiên, nếu đã phạm tội thì chúng ta phải đền tội ngay ở đời này hoặc đời sau trong luyện ngục. Đã đành tốt hơn chúng ta nên đền tội ngay bây giờ ở đời này, nhưng chúng ta vẫn tin rằng có nhiều người còn phải đền tội trong luyện ngục. Chúa dạy các tông đồ hãy đi gặp Ngài tại núi cây dầu. Khi Chúa xuất hiện thì ngay những vị còn hồ nghi cũng quỳ lại Chúa. Các ngài buồn sầu vô hạn vì Chúa sắp rời bỏ mình để về trời. Chúa đã cho biết Ngài phải lên trời chứ nếu không thì Ngài không sai Chúa Thánh Thần xuống được Ngài cũng cho biết Ngài đi dọn chỗi cho các ông. Đoạn Chúa trao quyền và dạy các ông đi rao giảng Tin mừng khắp thế giới, làm phép rửa cho những người tin nhân danh cha, và Con, và Thánh Thần. Phán những lời ấy, đoạn Chúa được cất lên trời. Các tông đồ đứng đó chiêm ngưỡng Chúa lên trời, biến đi trước mắt các ông. Hai Thiên Thần đến nói với các ông không nên đứng nhìn trời như thế, nhưng hãy bắt tay vào việc đi. Vì thế, các tông đồ trở về nhà tiệc ly và đợi trông Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu đã hứa. Chúa Giêsu lên ngự bên hữu Chúa Cha để tiếp tục cầu bầu cho chúng ta. Chúng ta hãy xin Ngài sai Chúa Thánh Thần xuống trên chúng ta, trên gia đình thân quyến, bạn hữu chúng ta và trên cả thế giới. Chúng ta cũng hãy cầu cho mọi người sẵn lòng đón nhận Chúa Thánh Thần. Hãy cầu cho mọi người biết nhận ra Chúa Thánh Thàn hầu có thể theo đúng ơn gọi của mình. Trong mầu nhiệm này chúng ta hãy suy Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tông đồ để khai lập Giáo Hội Chúa Kitô. Chúng ta thấy sự khác biệt trong cuộc sống các tông đồ, thấy các ngài trở nên những tông đồ đích thực, nhưng môn đệ và người loan truyền Tin mừng đích thực của Chúa. Các ngài đã trở nên những vị thừa sai dũng cảm, đầy nhiệt tâm truyền bá Nước Chúa trên thế giới. Các ngài sẵn sàng chấp nhận đau khổ, tù đầy và cả cái chết. Thật là một sự biến đổi lạ lùng. Khi hiệp lễ trong mỗi Thánh Lễ, chúng ta hãy cùng nhau xin Chúa Chúa Thánh Thần tràn đổ mọi nguồn phúc lành trên mọi người. Xin Chúa ban ơn thánh và mọi ơn cần cho việc mở mang Nước Chúa. Hẳn thật ta đã lãnh nhận Ơn Thánh Hóa khi chịu Phép Rửa, nhưng các ơn đó cần tăng thêm trong cuộc sống chúng ta để làm cho sự trọn hảo và thánh thiện của chúng ta tăng triển. Chúng ta hãy cầu xin những ơn khác nữa, tức những ơn đoàn sủng giúp ta phục vụ tha nhân và xây dựng Nước của Chúa trên thế giới. Xin Thánh Thần Chúa xuống trên tất cả nhân loại. Trong mầu nhiệm này chúng ta hãy suy việc Đức Mẹ lên trời hợp hoan cùng Con Chí Thsnh Mẹ. Vì là Mẹ thật chúng ta, ở trên trời Đức Mẹ vẫn tiếp tục cầu bàu cho chúng ta. Người luôn dâng lên Chúa Giêsu những nhu cầu cần thiét cho cuộc sống chúng ta. Mẹ sẽ luôn bầu cử cho chúng ta và thúc giục chúng ta làm điều Chúa dạy. Chúa Giêsu sẽ ban mọi ơn Đức Mẹ xin cho ta. Đức Mẹ không cản đường chúng ta đến với Chúa: Mẹ cũng không làm ngăn trở đời cầu nguyện của ta. Trái lại, Mẹ còn làm nó nên phong phú và sinh nhiều hoa trái hơn. Trong mầu nhiệm này chúng ta hãy cầu cho mọi người Công giáo làm mới lại lòng tôn sùng Đức Mẹ. Hãy cầu cho họ tiếp tục nhận sứ điệp của Đức Mẹ chỉ là lời mời gọi sống sứ điệp này khắp nơi. Tuy nhiên, trước hét chúng ta hãy cầu cho người ta hiểu rằng sứ điệp của Đức Mẹ chỉ là lời mời gọi sống sứ điệp Phúc Âm mà thôi. Đây cũng chính là sứ điệp Chúa Giêsu ban bố khi còn tại thế, và cũng là chính sứ điệp Giáo Hội dạy ta trải qua bao thế kỷ, và là chính sự viên thành lời thách đố của Công Đồng Vatican II. Ở đây chúng ta hãy làm mới lại việc chúng ta tận hiến cho Mẹ, để Mẹ cùng với Chúa Thánh Thần có thể biến chúng ta nên giống Chúa Giêsu, nhờ đó chúng ta sẽ trở nên những con yêu dấu của Thiên Chúa Cha. Chúng ta hãy suy ngắm việc Đức Mẹ được tuyên phong Nữ Vương các bậc Thần Thánh. Mẹ lãnh nhận triều thiên vinh hiển vì Mẹ đã hoàn thánh Thánh Ý Chúa Cha. Mẹ đã trung tín phụng sự Con Mẹ, và đã chiếm được mọi vinh dự cách xứng đáng, nhưng Mẹ vẫn là một thụ tạo như thá. Vì thế, không bao giờ chúng ta được tôn thờ Mẹ, nhưng dĩ nhiên ta có thể tôn kính mến yêu Mẹ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình của thế giới, xin cho mọi người được hiệp nhất yêu thương nhau, mọi người được tự do phụng sự Chúa và yêu mến Mẹ. |
|